VI BẰNG GHI NHẬN HÀNH VI LẤN CHIẾM NHÀ, ĐẤT TRÁI PHÁP LUẬT

VI BẰNG GHI NHẬN HÀNH VI LẤN CHIẾM NHÀ, ĐẤT TRÁI PHÁP LUẬT

1. Vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật là gì?

  • Vi bằng là gì?

Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”.

Từ các quy định trên, Vi bằng được hiểu là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi đã xảy ra trên thực tế và được dùng làm nguồn chứng cứ trong xét xử các vụ án dân sự, hành chính. Ngoài ra, trên thực tế, Vi bằng còn được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét để giải quyết trong các vụ án kinh doanh thương mại và hình sự.

  • Lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật là gì?

Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép”.

-            Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

·           Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.

·           Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.

·           Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.

·          Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

  • Vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật?

“Vi bằng” là một loại văn bản chứng minh một sự kiện, hành vi, hoặc thực tế nào đó. Trong trường hợp này, “vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật” được hiểu là một văn bản, tài liệu hoặc bằng chứng nào đó ghi lại hành vi lấn chiếm nhà, đất một cách trái phép, không tuân thủ theo quy định của pháp luật. Như vậy, vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật là một cách chứng minh, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật trong việc chiếm đoạt đất đai hoặc nhà ở một cách trái phép. Đây có thể là các tài liệu như biên bản, báo cáo của cơ quan chức năng, hoặc các bằng chứng khác liên quan đến hành vi lấn chiếm đất đai.

 

2. Trường hợp nào cần lập vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật?

Hiện nay, việc lập vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật là cần thiết trong các trường hợp sau đây:

  • Khi cần chứng minh việc lấn chiếm trái phép: Vi bằng sẽ ghi lại những thông tin, chứng cứ cụ thể về hành vi lấn chiếm nhà, đất một cách trái phép, giúp xác định và chứng minh sự vi phạm pháp luật.
  • Khi cần bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hoặc người bị ảnh hưởng: Vi bằng có thể được lập để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đúng chính đáng hoặc những người bị ảnh hưởng bởi hành vi lấn chiếm đất đai.
  • Khi cần tiến hành xử lý hành vi vi phạm pháp luật: Vi bằng có thể là một phần trong quá trình điều tra và xử lý hành vi lấn chiếm đất đai, giúp cơ quan chức năng có căn cứ pháp lý để ra quyết định và xử lý hợp lý.
  • Khi cần đưa ra bằng chứng trong các vụ án liên quan đến lấn chiếm đất đai: Việc lập vi bằng sẽ cung cấp các bằng chứng cụ thể và chính xác, hỗ trợ cho quá trình xét xử và đưa ra quyết định của tòa án.

Do đó, vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật là cần thiết để chứng minh việc vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi và xử lý hợp lý đối với những hành vi này.

3. Vì sao cần lập vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật?

Lập Vi bằng là cách hiệu quả để ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật nhằm làm chứng cứ phục vụ giải quyết tranh chấp dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại. Việc lập Vi bằng bởi Thừa phát lại sẽ giúp đảm bảo chứng cứ khách quan, hợp pháp và có giá trị sử dụng cao trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Thừa phát lại là người có kinh nghiệm, hiểu rõ quy định pháp luật, biết cách thu thập và trình bày chứng cứ đúng quy trình, nâng cao giá trị chứng minh của Vi bằng.

Khi lựa chọn Thừa phát lại lập Vi bằng, nên ưu tiên người đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Có đạo đức nghề nghiệp, vì lợi ích chính đáng của khách hàng;

  • Có chuyên môn pháp lý sâu rộng;

  • Hiểu biết thực tế và kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước;

  • Có kỹ năng giao tiếp, trình bày rõ ràng;

  • Có tư duy logic và pháp lý vững chắc.

 

4. Tìm đơn vị tư vấn, hướng dẫn lập vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật ở đâu?

Hệ thống Văn phòng Luật sư Phong & Partners tư vấn lập Vi bằng. Với kinh nghiệm tư vấn và tố tụng phong phú, chuyên sâu hệ thống Văn phòng Luật sư Phong & Partners sẽ giúp Khách hàng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trong mỗi công việc, lấy “Trao chất lượng – Nhận niềm tin” làm phương châm thực hiện, Phong & partners cam kết đem lại cho Khách hàng sự an tâm, hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi. Nếu Quý Khách hàng mong muốn tìm kiếm Luật sư tư vấn lập Vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật, Phong & Partners luôn đồng hành cùng Quý Khách hàng, tự tin cung cấp cho Khách hàng các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và uy tín.

 

5. Giá lập vi bằng ghi nhận hành vi lấn chiếm nhà, đất trái pháp luật bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án như sau:

“Điều 64. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án

1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

2. Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.

Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

3. Trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án mà phải tiến hành xác minh thì chi phí xác minh do Thừa phát lại và người yêu cầu thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc được tính vào chi phí thi hành án dân sự quy định tại Điều 65 của Nghị định này.”

Theo đó, chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Đồng thời văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính. Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).

Về thời gian lập vi bằng, việc lập vi bằng trong giờ làm việc của văn phòng Thừa phát lại và lập vi bằng ngoài giờ làm việc của văn phòng Thừa phát lại cũng ảnh hưởng tới chi phí lập vi bằng.

Ngoài hai yếu tố cơ bản nêu trên, một số chi phí phát sinh khác như chi phí đi lại hay chi phí cho người làm chứng cũng sẽ chi phí lập vi bằng thay đổi. Người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại sẽ thỏa thuận mức phí này trước khi lập vi bằng và ghi cụ thể tại Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng.

Tuy nhiên, hiện nay chi phí lập vi bằng đối với các dịch vụ tại văn phòng Thừa phát lại thường dao động trong khoảng từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Zalo